Hướng Dẫn Gieo Hạt Cần Sa Để Đạt Được Tỉ Lệ Nảy Mầm Cao Nhất

Gieo hạt là bước đầu tiên của hành trình canh tác cần sa và cũng là bước mà mọi người vướng mắc nhiều nhất. Tuy gieo hạt không khó, nhưng công đoạn này đòi hỏi người canh tác phải có một chút kinh nghiệm cũng như kiến thức nhất định. Bài viết này sẽ giúp những grower mới có thể gieo hạt một cách suôn sẻ với phương pháp sử dụng khăn giấy ẩm.

Hạt nảy mầm như thế nào?

Ngoài thiên nhiên cây cần sa thường tạo hạt vào mùa thu và rụng xuống vào mùa đông, bên trong mỗi hạt giống đều có một chút năng lượng để sống sót cho đến mùa xuân, khi thời tiết trở nên ấm áp và ẩm ướt, đây chính là lúc hạt nảy mầm. Có thể hiểu đơn giản rằng hạt giống là một cây non đang “ngủ đông” được bọc trong một lớp vỏ cứng, chờ đợi môi trường thích hợp để phát triển thành một cây trưởng thành. Công việc gieo hạt bản chất là đưa hạt giống ra khỏi trạng thái “ngủ đông” bằng cách tái tạo lại các điều kiện môi trường phù hợp, vì vậy khi gieo hạt chúng ta cần đảm bảo hạt được tiếp xúc với không khí có độ ẩm cao và nhiệt độ phù hợp.

Phương pháp gieo hạt bằng khăn giấy ẩm

Gieo hạt bằng khăn giấy ẩm là phương pháp phổ biến nhất trong thế giới canh tác cần sa vì người canh tác có thể dễ dàng kiểm soát các yếu tố môi trường, từ đó đạt được tỉ lệ nảy mầm gần như hoàn hảo. Phương pháp này cũng không đòi hỏi những công cụ phức tạp, đắt tiền nên sẽ thích hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người mới.

Chuẩn bị

  • Hạt giống chất lượng – Các ngân hàng hạt giống đều có quy trình sản xuất, xử lý và bảo quản hạt chuyên nghiệp nên tỉ lệ nảy mầm luôn được đảm bảo.
  • Khăn giấy loại rẻ tiền – Loại khăn giấy này thường dai và ít xơ hơn khăn giấy bình thường nên sẽ hạn chế được tình trạng rễ mắc vào giấy.
  • Hai chiếc đĩa – Dùng để duy trì độ ẩm cho hạt giống.
  • Nhíp – Dùng để gắp hạt cũng như thực hiện các công việc cần sự khéo léo.
  • Tấm sưởi – Dùng để làm ấm đĩa gieo hạt nếu nơi bạn sống có nhiệt độ quá thấp.

Thực hiện gieo hạt

Bước 1: Làm ẩm khăn giấy và đặt vào đĩa

b2bvietnam-alice-seeds-how-to-germinate

Độ ẩm của khăn giấy là yếu tố quan trọng nhất của phương pháp gieo hạt này. Khăn quá ướt sẽ khiến hạt bị úng, khăn khô thì quá trình nảy mầm sẽ dừng lại, cả hai tình trạng này đều gây chết hạt.

Để xác định độ ẩm hợp lý, bạn hãy nhúng khăn giấy vào nước rồi vắt kiệt cho đến khi không còn nước chảy ra nữa, lúc này bạn sẽ có một tờ khăn giấy ẩm đều, bạn có thể cảm thấy hơi khô một chút nhưng đây chính là mức hoàn hảo cho hạt giống nảy mầm. Hãy chú ý và ghi nhớ mức ẩm này để duy trì trong suốt giai đoạn gieo hạt.

Cuối cùng là trải khăn giấy đã làm ẩm lên đĩa, bạn có thể trải 3-4 lớp để duy trì độ ẩm trong đĩa lâu hơn nếu không khí nơi bạn sống quá khô.

Bước 2: Cho hạt vào đĩa và đậy lại

b2bvietnam-aliceseeds-com-how-to-germinate

Phủ thêm 1 lớp khăn giấy lên trên hạt

b2bvietnam-aliceseeds-how-to-germinate

Đậy tất cả lại bằng chiếc đĩa còn lại

Bước này rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt hạt vào tấm khăn giấy đã làm ẩm trên đĩa rồi phủ một lớp khăn giấy nữa lên trên hạt, sau đó đậy bằng chiếc đĩa còn lại. Tuy nhiên có một số lưu ý nho nhỏ như sau:

  • Nên gieo nhiều hạt cùng một lúc – Dù kỹ thuật gieo hạt của chúng ta có hoàn hảo đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không thể đảm bảo được tỉ lệ nảy mầm 100%, vậy nên nếu có thể thì bạn hãy gieo ít nhất 2-3 hạt một lần để tiết kiệm thời gian, tránh trường hợp gặp phải hạt lỗi phải gieo lại.
  • Không nên đặt hạt quá gần nhau – Việc này để tránh tình trạng rễ non quấn vào nhau, rất khó để gỡ ra mà không làm tổn thương cây.
  • Không được ép chặt hai lớp khăn giấy trên và dưới hạt vào nhau – Ngoài độ ẩm và nhiệt độ, hạt giống cần cả oxy để nảy mầm, vậy nên chúng ta phải đảm bảo không khí lưu thông quanh hạt, đây cũng là lý do khăn giấy không nên quá ướt vì nước trong khăn giấy sẽ bọc quanh hạt ngăn cản không khí lưu thông.

Bước 3: Đặt đĩa ở nơi có nhiệt độ ấm áp

Nhiệt độ nảy mầm của hạt giống nằm trong khoảng 20-30℃ và tối ưu nhất trong khoảng 22-25℃. Bạn có thể cần sử dụng đến tấm sưởi nếu nơi bạn sống quá lạnh, nhưng thông thường nhiệt độ trong nhà là đủ. Nhìn chung, nhiệt độ dễ chịu cho con người cũng là nhiệt độ thích hợp để hạt nảy mầm.

Bước 4: Kiểm tra hàng ngày và kiên nhẫn chờ đợi

b2bvietnam-aliceseeds-how-to-germinate

Hạt tách vỏ và bén rễ

Bạn cần kiểm tra đĩa hạt ít nhất một lần mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm của khăn giấy, cũng như theo dõi mức độ phát triển của rễ để chuẩn bị gieo vào chậu. Thông thường hạt sẽ tách vỏ và bén rễ sau 1-3 ngày, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp phải mất đến 4-5 ngày, thậm chí cả một tuần, vậy nên chúng ta phải vô cùng kiên nhẫn.

Nếu sau 5 ngày mà hạt vẫn chưa tách vỏ, rất có thể hạt của bạn có vỏ quá dày hoặc quá cứng khiến nước khó thấm vào bên trong. Bạn hãy kiểm tra hạt bằng cách ngửi xem hạt có mùi lạ hay không để loại trừ khả năng hạt bị úng, thối do quá ẩm, nếu hạt không có mùi gì thì chúng ta có thể mài hoặc dùng móng tay cào nhẹ đầu nhọn của hạt, cho vỏ hạt mỏng đi một chút để hấp thụ nước dễ dàng hơn và tiếp tục ủ trong khăn giấy ẩm thêm vài ngày.

Bước 5: Gieo vào đất

Khi rễ bén ra khỏi vỏ hạt và đạt độ dài 0.5-1cm, chúng ta có thể gieo vào đất. Bạn cần chuẩn bị một hố nhỏ có độ sâu khoảng 2cm gieo hạt. Giai đoạn này bộ rễ vẫn còn rất yếu và dễ bị tổn thương, vậy nên bạn phải vô cùng nhẹ nhàng dùng nhíp gắp hạt ra khỏi khăn giấy và đặt vào hố đã chuẩn bị sẵn, hãy thật cẩn thận, đừng vội vàng thực hiện bước này nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Sau đó gạt đất xung quanh xuống hố, đừng nén chặt đất lại, chỉ cần phủ kín hạt đủ để che lấp hạt khỏi ánh sáng là được. Cuối cùng là nhỏ vài giọt nước xung quanh hố để giữ ẩm cho đất.

b2bvietnam-aliceseeds-how-to-germinate

Hãy thật nhẹ nhàng gắp hạt vào hố

Rễ non rất dễ úng, vậy nên bạn cũng phải đặc biệt chú ý đến độ ẩm của đất, hãy duy trì độ ẩm như khi đặt hạt vào khăn giấy, đừng để đất sũng nước khiến không khí không lưu thông được vào vùng rễ. Bạn cũng có thể gieo hạt vào viên nén ươm hạt làm bằng xơ dừa hoặc than bùn, loại viên nén này khi ngâm nước sẽ nở ra và duy trì được độ ẩm thích hợp, cũng như có độ tơi xốp cực cao nên sẽ đảm bảo được không khí lưu thông cho hạt.

b2bvietnam-aliceseeds-how-to-germinate

Viên nén ươm hạt

Sau 1-2 ngày, bạn sẽ thấy cây non với cặp lá đầu tiên chồi ra từ hố gieo hạt. Thông thường cây non sẽ chui ra khỏi vỏ hạt và chồi lên đất, để lại cặp vỏ trong đất, tuy nhiên có nhiều trường hợp vỏ hạt mắc vào cặp lá đầu tiên của cây và đi lên mặt đất cùng cây, bạn có thể dùng nhíp để nhẹ nhàng gắp cặp vỏ ra khỏi lá nhưng phải thực hiện rất nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lá hoặc thân cây non mỏng manh, nếu bạn không tự tin với việc này thì tốt hơn hết là hãy mặc kệ, để cây phát triển lớn hơn một chút và tự thoát ra khỏi cặp vỏ.

b2bvietnam-aliceseeds-how-to-germinate

Vỏ hạt mắc trên cây non

Với 5 bước thực hiện chi tiết bên trên, chúng tôi tin rằng bất cứ ai cũng có thể gieo hạt cần sa với tỉ lệ nảy mầm gần như tuyệt đối. Tổng kết lại, dù thực hiện gieo hạt bằng phương pháp nào đi chăng nữa, bạn cũng phải đảm bảo đủ ba yếu tố: Độ ẩm cao, nhiệt độ ấm áp (20-30℃) và oxy (lưu thông không khí), chỉ cần gặp môi trường có đủ ba yếu tố này, chắc chắn hạt sẽ nảy mầm thành công.

Trở thành Đại lý phân phối các sản phẩm có trên B2B Việt Nam: Bạn muốn phân phối các sản phẩm có trên nền tảng của chúng tôi? Liên hệ ngay để cài đặt tài khoản Đại lý.

Kiến thức liên quan:

Canh tác cần sa

Leave a comment

All comments are moderated before being published