Những Điều Bạn Nên Biết Về Cây Cần Sa Lưỡng Tính

Bạn đã bao giờ bị một cây lưỡng tính làm hỏng cả vụ thu hoạch mà bạn đã dày công chăm sóc suốt nhiều tháng liền chưa? Dù bạn đã từng hay chưa bao giờ trải qua cơn ác mộng này, bạn vẫn nên tìm hiểu về vấn đề lưỡng tính của cây cần sa để nắm bắt và phòng tránh trong tương lai.

Cần sa lưỡng tính là gì?

hermaphrodite-cannabis-plant-aliceseeds-com

Thuật ngữ “Cần sa lưỡng tính” (hermaphrodite - gọi tắt là hermie) chỉ những cây cần sa có cả hoa đực lẫn hoa cái, hoa đực của những cây này có thể thụ phấn cho chính nó và những cây xung quanh. Như chúng ta đã biết, cần sa chất lượng cao với hàm lượng THC-CBD tối đa là loại không có hạt (không được thụ phấn), vậy nên chỉ cần một cây lưỡng tính trong vườn là đủ để phá hỏng cả một vụ canh tác. Lưỡng tính là cơn ác mộng của những người canh tác cần sa vì tình trạng này thường xảy ra ở cuối vụ và rất khó để nhận biết trước khi quá muộn.

Lưỡng tính là “lỗi” hay “tính năng”?

Trên thực tế, lưỡng tính không phải một “lỗi” mà là một “tính năng” của cây cần sa. Trở thành lưỡng tính là chiến lược sinh tồn của rất nhiều loài thực vật khi sinh trưởng trong môi trường bất lợi. Cây cần sa không phải là ngoại lệ, lưỡng tính giúp loài cây này tránh khỏi tuyệt chủng trong rất nhiều điều kiện môi trường.

Trên thế giới có hàng trăm giống cần sa khác nhau, mỗi giống đều có cách riêng để thích nghi với môi trường bản địa nên sẽ có tỉ lệ lưỡng tính khác nhau. Một số giống có tỉ lệ lưỡng tính rất cao, đến mức trên 50% trở thành lưỡng tính sau khi bước vào giai đoạn ra hoa ngay cả khi không gặp bất kỳ yếu tố bất lợi nào từ môi trường, có những giống lại có tỉ lệ lưỡng tính rất thấp, nhưng không có giống nào là không có khả năng lưỡng tính.

Có nên lo lắng về tình trạng lưỡng tính hay không?

Lưỡng tính là vấn đề vô cùng lớn của canh tác cần sa nên những nhà lai tạo chuyên nghiệp đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tạo ra những giống cực kỳ ổn định về mặt giới tính, thậm chí ổn định giới tính còn là một trong những tiêu chí được ưu tiên hàng đầu trong việc lai tạo giống cần sa. Do đó, bạn chỉ thực sự phải lo lắng về tình trạng lưỡng tính khi thử nghiệm canh tác những giống thuần chủng, hoang dã, còn khi canh tác những giống thương mại (khi hạt giống của bạn đến từ những ngân hàng hạt giống uy tín) thì bạn có thể an tâm rằng cây gần như không thể tự nhiên trở thành lưỡng tính được.

Tuy nhiên, ngay cả khi canh tác những giống cần sa có giới tính ổn định nhất, bạn vẫn phải cung cấp cho cây môi trường sinh trưởng phù hợp trong toàn bộ vòng đời, bằng không khả năng lưỡng tính sẽ rất cao vì đây là chiến lược sinh tồn khi cây gặp môi trường khắc nghiệt. Trên thực tế, môi trường stress là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng lưỡng tính trước thời điểm thu hoạch.

Phải làm gì khi cây cần sa của bạn trở thành lưỡng tính?

Nếu trong vườn của bạn có nhiều hơn một cây cần sa thì phải loại bỏ cây lưỡng tính ra khỏi vườn ngay lập tức, hãy thật cẩn thận tránh để hoa đực trên cây lưỡng tính mở ra và giao phấn xung quanh vườn trong khi bạn loại bỏ và tiêu hủy cây. Đừng tiếc nuối một cây cần sa lưỡng tính, để chúng lại trong vườn sẽ gây ảnh hưởng đến tất cả những cây còn lại và bạn sẽ hối hận hơn rất nhiều khi thu hoạch.

Trong trường hợp bạn chỉ trồng duy nhất một cây cần sa và nó trở thành lưỡng tính thì bạn có thể cố gắng vặt hết hoa đực khỏi cây, nhưng nếu không thể thực hiện việc này thì hãy cân nhắc thu hoạch sớm trước khi những hoa đực bắt đầu giao phấn, búp bị thu hoạch sớm sẽ có hiệu ứng yếu và ngoại hình xấu nhưng vẫn còn hơn là một vụ thu hoạch trắng tay. Nếu cây trở thành lưỡng tính quá sớm thì lựa chọn tốt nhất của bạn là chặt bỏ và bắt đầu lại từ đầu, cách làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc cố gắng hoàn thành một vụ canh tác kém chất lượng.

Ở cả hai trường hợp trên, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡng tính và xử lý triệt để để tránh tiếp diễn tới những cây còn lại/vụ sau. Bạn sẽ phải kiểm tra thật kỹ môi trường canh tác để xem yếu tố nào gây stress lên cây, ví dụ như lều trồng cây bị lọt sáng, đèn bị bật tắt bất ngờ, môi trường canh tác quá nóng hoặc quá lạnh, độ pH của đất không ổn định, ..v.v.. Chúng tôi sẽ đề cập đến những yếu tố stress khiến cây trở thành lưỡng tính trong một bài viết sau

Những hiểu lầm về tình trạng lưỡng tính của cây cần sa

1. Những cây được trồng từ hạt giống feminized dễ bị lưỡng tính hơn

Đây từng là sự thật nhưng hiện tại không còn đúng nữa. Nguồn gốc của hiểu lầm này là những hạt giống feminized đời đầu được tạo ra từ những cây thực sự lưỡng tính, vậy nên hạt giống sẽ mang theo nguồn gen ít ổn định về mặt giới tính. Tuy nhiên, hiện nay hạt giống feminized được tạo ra từ những cây lưỡng tính “nhân tạo” (những cây ổn định về mặt giới tính nhưng bị áp đặt vào môi trường khắc nghiệt để bộc lộ trạng thái lưỡng tính) nên hạt giống sẽ không mang nguồn gen của những cây dễ bị lưỡng tính.

2. Giống chất lượng không thể bị lưỡng tính

Như đã đề cập bên trên, lưỡng tính không phải một “lỗi” mà là một “tính năng” của loài cây cần sa. Hạt giống chất lượng (hầu hết các giống thương mại) đều không dễ bị lưỡng tính nhưng không có nghĩa là là hoàn toàn không thể. Dù giống có chất lượng cao đến đầu đi chăng nữa mà người canh tác không đảm bảo được môi trường phù hợp thì tình trạng lưỡng tính vẫn sẽ xảy ra, vậy nên bạn hãy tập trung vào tối ưu môi trường canh tác thay vì tìm kiếm một giống hoàn hảo.

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng lưỡng tính của cây cần sa cũng như cách xử lý, phòng tránh khi gặp phải tình trạng này. Hãy tiếp tục theo dõi để tìm hiểu sâu hơn nữa về những yếu tố môi trường khiến cây trở thành lưỡng tính. 

Trở thành Đại lý phân phối các sản phẩm có trên B2B Việt Nam: Bạn muốn phân phối các sản phẩm có trên nền tảng của chúng tôi? Liên hệ ngay để cài đặt tài khoản Đại lý.

Kiến thức liên quan:

Hạt giống cần saInformation

Để lại bình luận

Tất cả bình luận sẽ được B2B Alice Seeds® duyệt trước khi đăng