Một vài grower áp dụng phương pháp làm nứt/tách vỏ hạt cần sa nhằm tăng khả năng nảy mầm của hạt. Đây là phương pháp gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng grower. Nếu bạn sử dụng hạt giống mới được cung cấp bởi nơi uy tín, thì tỉ lệ nảy mầm sẽ trong khoảng trên 90% mà không cần áp dụng các phương pháp gieo hạt có tỉ lệ rủi ro cao.
Bóp, tách vỏ hoặc cắt đầu vỏ hạt
Ngoài việc làm nứt hạt, có nhiều phương pháp tương tự khác để hỗ trợ hạt cần sa nảy mầm. Thường thì những phương pháp này được lan truyền trên mạng. Tất cả những phương pháp này đều với mục đích để hạt cần sa không bị thiệt hại do nảy mầm không được, vì hạt cần sa có giá khá cao.
Các phương pháp này bao gồm việc chà xát bề mặt của vỏ hạt bằng vật liệu ma sát như giấy nhám để vỏ mỏng và mềm hơn nhằm cải thiện khả năng nảy mầm. Một số người thì bóp hoặc làm nứt vỏ hạt cần sa trước khi gieo, vì họ tin rằng việc này sẽ giúp hạt dễ tự tách vỏ hơn khi cây nảy mầm.
Một số người trồng còn tin rằng gieo hạt bằng cách sử dụng nước có thêm Hydrogen Peroxide (Oxy già) hoặc thậm chí chất tẩy. Nhưng một số người sử dụng các phương pháp kể trên vô tình gây tổn hại những hạt có chất lượng và khả năng nảy mầm tốt. Không phân biệt là hạt Feminized, Auto hay Regular.
Lý do tại sao những phương pháp kể trên đều không tốt?
Tất cả các giống của Dutch Passion đều trải qua các bài kiểm tra nảy mầm đều đặn để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm khoảng 95%. Điều này chỉ đạt được bằng việc chỉ bán hạt cần sa mới từ lô mới nhất với di truyền ổn định, đã được chứng minh. Trong khi chờ được bán, hạt được lưu trữ ở một kho lạnh được kiểm soát kĩ lưỡng.
Như vậy, grower sẽ có được những hạt cần sa mới nhất được sản xuất, lưu trữ và vận chuyển chuyên nghiệp. Vì những lý do này và những rủi ro do những phương pháp kể trên có thể gây ra, chúng tôi không khuyến nghị bạn áp dụng.
Không khuyến nghị sử dụng bất kỳ phương pháp nào để làm mỏng/yếu vỏ hạt cần sa trước khi gieo vì chúng có rủi ro khá đáng kể. Nhiều người cố gắng bóp vỏ của hạt cần sa thường áp dụng áp lực quá lớn và làm hỏng các mô tế bào mỏng manh bên trong hạt. Một số người sẽ ngâm hạt trong một ngày (để làm mềm vỏ hạt một chút) và sau đó thử cắn/bóp hạt – nhưng vẫn có thể gây ra hậu quả tương tự.
Việc sử dụng Hydrogen Peroxide (Oxy già) hoặc chất tẩy pha vào nước để ngâm hạt là không cần thiết và có thể gây tổn thương rễ. Tương tự, việc cắt vỏ hạt cần sa quá sâu có thể làm vỡ màng ngoài của hạt, làm chết hạt giống.
Các ngân hàng hạt giống cần sa và các nhà giống hàng đầu luôn có tệp khách hàng riêng và luôn sắp xếp sản xuất đồng bộ để (hầu hết thời gian) luôn có hàng hạt tươi sẵn có. Một trong những lý do chính mà mọi người mua hạt cần sa trực tiếp từ nhà lai tạo/ngân hàng hạt giống cần sa là họ nhận được hàng mới được bảo quản ở nhiệt độ lạnh và độ ẩm thấp. Nếu những hạt giống của bạn có tỉ lệ nảy mầm thấp, thì có khả năng hạt đã cũ và có thể không được lưu trữ ở nhiệt độ lạnh.
Tôi sẽ phải làm gì nếu cây con không tự tách được hạt và vỏ dính vào lá?
Đây là một câu hỏi rất phổ biến. Lời khuyên cho bạn là rất đơn giản cứ chờ trong vài ngày.
Thường thì, lá sẽ phồng lên và tự đẩy vỏ rơi đi. Ngay cả khi bạn thấy vỏ hạt dường như bám rất chặt vào một trong những lá mầm, nó cũng gây tổn hại cho cây. Cây vẫn tiếp tục quang hợp và phát triển, vỏ có thể bám chặt hết vòng đời cây nhưng vẫn không có tổn hại gì.
Tránh việc gỡ/tách vỏ bị dính vào lá giúp cây
Bạn không nên làm điều này vì vỏ hạt bị dính chặt với lá mầm, việc bạn gỡ khi cây còn nhỏ dễ bị tổn thương, có thể làm rách lớp màng sống và mô lá của cây con. Điều này thường làm chết cây.
Hạt bị vỡ có thể trồng được không?
Có thể, nhưng không bảo đảm. Mong rằng bạn không gặp phải trường hợp này.
Nếu hạt vừa bị nứt, có thể tác động tổn thương chưa kịp xảy ra. Bạn nên thử trồng chúng xem liệu có nảy mầm hay không. Nếu hạt giống không được bảo quản lạnh và nứt từ vài tháng/năm, thì khả năng nảy mầm sẽ giảm đáng kể.
Làm thế nào để tôi có thể nhận biết hạt cần sa ở tình trạng không tốt?
So sánh thử nghiệm nảy mầm giữa hạt cần sa màu sáng và hạt cần sa màu tối.
Nhiều grower tin vào lý thuyết rằng nếu bạn bóp và làm nứt hạt thì hạt đó không thể nảy mầm. Điều này rõ ràng là sai vì hầu hết các hạt sẽ bị vỡ dưới áp lực đủ mạnh.
Bạn không bao giờ có thể chắc chắn về khả năng nảy mầm của một hạt, hoặc chất lượng kết quả mà nó mang lại bằng mắt. Tính chất di truyền được khóa bên trong DNA được tạo ra trong quá trình lai tạo. Các giống cần sa khác nhau thường có hạt với kích thước, màu sắc khác nhau đáng kể.
Một số hạt cần sa có màu sáng, những hạt khác màu tối. Khi Dutch Passion thực hiện một thử nghiệm về khả năng nảy mầm, đã so sánh một số hạt cần sa màu sáng và hạt cần sa màu tối để xem liệu có một số sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ nảy mầm.
Cả hai đều có tỉ lệ nảy mầm tuyệt vời. Loại màu sáng có tỉ lệ nảy mầm tốt hơn một chút so với loại màu tối.
Nên sử dụng các phương pháp đã được xác minh để đảm bảo tỉ lệ hạt giống nảy mầm cao nhất
Nếu bạn mua hạt giống cần sa từ nhà cung cấp uy tín, tỉ lệ bạn mua được hạt mới và chúng sẽ nảy mầm một cách dễ dàng. Nếu bạn trồng đất, bạn có thể gieo trực tiếp.
Một cách khác phổ biến hơn là gieo hạt nảy mầm xong bỏ vào chậu, hệ thống canh tác. Cách tốt nhất để gieo hạt bỏ hạt vào một môi trường có độ ẩm cao nhưng không để hạt bị ướt sũng.