Hầu hết mọi người đều quên rằng: Hạt cần sa là một thực thể sống! Tuy nhiên, trước khi nảy mầm, chúng ở trạng thái ngủ (giống như một số loài động vật ngủ đông). Và giống như tất cả các sinh vật sống, hạt giống có thể chết. Khi bảo quản hạt giống, bạn nên cung cấp cho hạt giống những điều kiện tối ưu để đảm bảo chúng tồn tại cho đến khi bạn canh tác. Nếu hạt cần sa được bảo quản trong môi trường thích hợp sẽ cho phép bạn lưu trữ được trong nhiều năm.
Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc bảo quản hạt giống cần sa:
- Độ ẩm
- Nhiệt độ
- Ánh sáng
Những yếu tố nêu trên nếu không được điều chỉnh phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống cần sa.
Đọc thêm:
ĐỘ ẨM
Khi bảo quản hạt giống cần sa, độ ẩm là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Thông thường, hạt cần sa nảy mầm trong điều kiện ẩm ướt. Vì vậy, độ ẩm thấp sẽ giúp bảo quản hạt giống cần sa, không nên để chúng ở nơi quá ẩm. Hạt giống duy trì sự sống ở tốc độ rất chậm trong sự tiềm sinh. Độ ẩm mà chúng hấp thu trong không khí kết hợp với chất dinh dưỡng được tích trữ trong hạt, tạo thành một dạng thức ăn tan được trong nước, thức ăn sau đó kết hợp với ô-xy trong không khí để giải phóng nước và nhiệt. Độ ẩm trong không khí quá cao sẽ khiến hạt giống tiêu thụ thức ăn dự trữ trong hạt quá nhanh dẫn tới tạo ra nhiệt độ cao quá mức, điều này làm giảm khả năng nảy mầm của hạt giống trong tương lai. Điều cần làm là duy trì những trao đổi chất này ở mức thấp nhất nhằm kéo dài sự sống trong hạt giống.
Sử dụng các gói hút ẩm silica là một cách hiệu quả và rẻ tiền để giữ độ ẩm thấp.
Khi bảo quản hạt cần sa trong thời gian dài, hàm lượng nước thực tế bên trong hạt sẽ vào khoảng 10%. Lưu trữ hạt giống cần sa trong tủ lạnh là một cách dễ dàng để duy trì mức độ ẩm thấp phù hợp với khả năng tồn tại lâu dài của hạt. Chỉ cần đảm bảo rằng hạt giống của bạn được bảo quản trong hộp tối, khô và không có hơi nước gần hạt và bạn có thể bảo quản hạt giống cần sa trong tủ lạnh có thể từ 5 năm trở lên mà vẫn có tỷ lệ nảy mầm tốt.
Độ ẩm |
Ảnh hưởng của độ ẩm đối với hạt cần sa |
80 – 100% |
Hạt sẽ nảy mầm |
40 – 60% |
Dễ gây nấm mốc |
20 – 30% |
Phù hợp bảo quản trong thời gian ngắn |
10 – 20% |
Phù hợp bảo quản trong thời gian trung bình |
6 – 9% |
Phù hợp bảo quản trong thời gian dài |
NHIỆT ĐỘ
Bảo quản hạt giống cần sa ở nhiệt độ thấp trong một nơi tối là một cách tuyệt vời để duy trì tỷ lệ nảy mầm tốt. Ở nhiệt độ thấp, tuổi thọ của hạt cần sa được kéo dài hơn rất nhiều. Điều này là do các mô thực vật sống mỏng manh bên trong hạt có thể tồn tại trong thời gian dài hơn ở nhiệt độ mát, làm chậm quá trình sinh hóa tế bào. Đó cũng là lý do mà thực phẩm chúng ta sử dụng tồn tại lâu hơn trong tủ lạnh so với nhiệt độ phòng.
Nhiệt độ bảo quản lý tưởng để bảo quản hạt giống là bao nhiêu?
Hầu hết mọi người sử dụng nhiệt độ khoảng 4ºC (39ºF). Nhưng 4ºC không phải là nhiệt độ bắt buộc để có thể bảo quản hạt giống, ví dụ: 10ºC hạt sẽ tồn tại lâu hơn so với lưu trữ ở 20ºC. Lưu trữ hạt giống cần sa ở 4ºC sẽ cho phép lưu trữ hạt giống lâu hơn 10ºC.
Hệ thống bảo quản hạt giống của Dutch Passion với hệ thống tủ mát được chỉnh ở 4 ºC
Các công ty hạt giống cần sa như Dutch Passion cất giữ bộ sưu tập hạt giống đã lưu trữ của họ (1970 & 1980) trong tủ đông (-15 đến -20ºC) và điều này cho phép bảo quản hạt giống tốt hơn. Điều này cho phép hạt cần sa vẫn tồn tại được trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, các mô mỏng manh manh trong phôi hạt khi bị đóng băng có thể bị vỡ nếu bất cẩn hoặc hạt bị rơi, lắc nên cách bảo quản này không khuyến khích được áp dụng nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Đối với hầu hết mọi người, tủ lạnh (4ºC) là một nơi hoàn hảo lưu trữ hạt giống cần sa, nhưng bạn cần lưu ý:
- Bạn không lấy hạt giống ra quá nhiều lần hoặc để ở ngoài tủ lạnh quá lâu vì sự thay đổi nhiệt độ gây ảnh hưởng đến hạt giống.
- Khi lấy hạt giống ra khỏi tủ lạnh, hãy giữ nguyên hạt giống bên trong dụng cụ cất giữ trong khoảng 15 phút vì nhiệt độ hạt giống sẽ dần dần tăng lên ngang với mức nhiệt độ phòng và lúc này bạn có thể lấy hạt gống ra khỏi bao bì nguyên bản (nếu không hơi nước sẽ ngưng tụ trên hạt giống, và bạn không muốn điều này xảy ra).
ÁNH SÁNG
Tương tự như nhiệt độ và độ ẩm, ánh sáng có thể giúp kích thích và hỗ trợ quá trình nảy mầm. Và cũng như nhiều loại thức ăn, thuốc và hóa chất nhanh chóng bị hỏng khi phơi dưới ánh sáng, khả năng sống và độ khỏe của hạt giống cũng bị tác động nếu bị chiếu sáng trong quá trình cất giữ. Vì thế cần phải bảo quản hạt giống ở nơi không có ánh sáng.
BẠN CÓ THỂ BẢO QUẢN HẠT CẦN SA TRONG BAO LÂU?
Trong tủ đông, bạn có thể bảo quản hạt giống cần sa trong nhiều thập kỷ. Trong tủ lạnh, tỷ lệ nảy mầm cao (50% hoặc hơn) ngay cả sau 5 năm trở lên. Nếu không sử dụng tủ lạnh, tỷ lệ nảy mầm bắt đầu giảm sớm hơn và nhanh hơn. Nếu bạn làm nảy mầm hạt giống cần sa và bắt đầu canh tác trong vòng vài tuần / tháng sau khi mua, thì bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về cách bảo quản chúng. Hạt giống cần sa từ đa số các thương hiệu lớn trên thế giới đều có tỷ lệ nảy mầm phải là 90% hoặc cao hơn.
ĐỌC THÊM:
- Những quy định của luật pháp về hạt cần sa mà bạn nên biết!
- Các kiến thức cần biết để canh tác hạt cần sa Auto ngoài trời
CÁCH THỨC GIEO HẠT / NẢY MẦM HẠT CẦN SA SAU KHI ĐÃ BẢO QUẢN THỜI GIAN DÀI
Nếu bạn có hạt không được bảo quản trong điều kiện lý tưởng hoặc đã bảo quản sau một thời gian dài, dưới đây là một số mẹo để giúp tăng khả năng nảy mầm của hạt.
- Dùng dao sắc loại bỏ phần vỏ cứng.
- Ngâm hạt trong nước với chất kích thích nảy mầm, axit fulvic hoặc hydrogen peroxide. Sử dụng nước ở nhiệt độ phòng và ngâm trước ít nhất 12 giờ trong khu vực tối.
- Dùng giấy nhám chà lớp vỏ cứng bên ngoài. Nghe có vẻ sẽ gây hại đối với hạt nhưng thật ra quá trình này có thể giúp hơi ấm và độ ẩm xâm nhập vào bên trong từ đó tăng khả năng nảy mầm của chúng. Lưu ý, hạt phải được chà trước khi ngâm vào nước.
- Cắt một đường nhỏ trên vỏ như một biện pháp cuối cùng để giúp cho hạt nảy mầm nếu những phương pháp trên không có hiệu quả.